Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ và liều lượng cần thiết

Trong những năm tháng đầu đời, ngoài sữa mẹ và các loại sữa bột bổ sung dưỡng chất, trẻ bắt đầu ăn dặm với chế độ dinh dưỡng đa dạng hơn. Mất cân bằng dinh dưỡng thường gặp trong giai đoạn này. Do đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý chặt chẽ đến một số chất dinh dưỡng, vì những loại chất dinh dưỡng này thường hay được tiêu thụ không đúng cách: hoặc quá nhiều, hoặc quá ít. Dưới đây là một số ít các chất dinh dưỡng, mà các nhà nghiên cứu nhận thấy là dễ gây ra vấn đề khi chúng được sử dụng cho trẻ em.

Nhu cầu khuyến nghị các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ từ 7-12 tháng tuổi

ARA (Arachidonic acid): một loại a-xít béo không sinh cholesterol và là a-xít béo omega-6 quan trọng trong não. Chất này rất cần thiết cho sự phát triển của não và thị giác.

Nhu cầu khuyến nghị: 4,6g/ngày

Calcium: Canxi giúp xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ đông máu và hoạt động của cơ bắp, thần kinh.

Nhu cầu khuyến nghị: 270mg/ngày

Carbohydrates (mainly lactose) giúp cung cấp nguồn năng lượng để bé hoạt động và tăng trưởng, giúp sử dụng hiệu quả nguồn protein để tạo thành các mô mới. Đường glucose từ carbohydrate là nguồn năng lượng chính của não và nếu được bổ sung đầy đủ sẽ giúp điều hòa năng lượng, cảm xúc và khả năng tập trung – tất cả đều cần thiết để trẻ học hỏi, khám phá thế giới xung quanh.

Nhu cầu khuyến nghị: 95g/ngày

Folate hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào máu và sự hình thành các thành phần di truyền trong mỗi tế bào não cũng như tế bào toàn cơ thể.

Nhu cầu khuyến nghị: 80mcg/ngày

Iodine (I-ốt) giúp điều tiết sự tăng trưởng của tế bào và sự tổng hợp các hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến não, cũng như cơ bắp, tim, thận và tuyến yên. Thiếu i-ốt có thể gây ra các vấn đề về phát triển thần kinh và là nguyên nhân hàng đầu của chứng chậm phát triển trí não trên toàn cầu.

Nhu cầu khuyến nghị: 130mcg/ngày

Iron (Sắt) là khoáng chất thiết yếu cho sự hình thành và hoạt động của các tế bào hồng cầu, vốn có nhiệm vụ mang oxy lên não và giúp não tăng trưởng. Thiếu sắt trong giai đoạn đầu đời có thể gây thiểu năng, chậm vận động và bất thường về mặt hành vi. Một hậu quả khác của thiếu sắt là bệnh thiếu máu do thiếu sắt. (Trẻ dùng sữa bột có bổ sung chất sắt sẽ không cần nguồn thực phẩm bổ trợ khác.)

Niacin giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác.

Nhu cầu khuyến nghị: 4mg/ngày

Protein tạo thành, duy trì và phục hồi các mô của bé. Chất này có tác dụng sản sinh các hormone, enzyme và kháng thể, giúp điều tiết quá trình phát triển của cơ thể và cung cấp năng lượng.

Nhu cầu khuyến nghị: 11g/ngày.

Riboflavin (vitamin B2) giúp cơ thể sử dụng năng lượng từ các chất dinh dưỡng khác.

Thiamin (Vitamin B1) cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ carbohydrate. Chất này cũng đóng vai trò trung tâm đối với sự phát triển não bộ và sự trao đổi chất. Thiếu thiamin ở trẻ sơ sinh có thể gây rối loạn ngôn ngữ nghiêm trọng.

Nhu cầu khuyến nghị: 0,3mg/ngày.

Vitamin A đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, đặc biệt là tạo làn da, mái tóc và lớp màng nhầy khỏe, hỗ trợ hệ miễn dịch và tái sinh sản cũng như sự phát triển thị giác.

Nhu cầu khuyến nghị: 500mcg/ngày tối đa 600mcg/ngày (đương lượng retinol).

Vitamin B6 giúp cơ thể tạo các mô và chuyển hóa chất béo, rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Loại vitamin B này cũng hỗ trợ sự tổng hợp các dẫn truyền thần kinh, giúp điều chỉnh cảm xúc và các khía cạnh khác của hoạt động não.

Nhu cầu khuyến nghị 0,3mg/ngày.

Vitamin B12 tăng chức năng của hệ thần kinh và sự hình thành thành phần di truyền trong các tế bào máu.

Nhu cầu khuyến nghị: 0,5mcg/ngày.

Vitamin C là một thành phần tạo thành collagen – một loại protein dùng để tạo xương, sụn, cơ bắp và các mô liên kết – giúp duy trì các mô mạch, chữa lành vết thương, hấp thu chất sắt, chống nhiễm trùng. Người ta còn cho rằng vitamin C đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của não bộ.

Nhu cầu khuyến nghị: 50mg/ngày.

Vitamin D giúp tăng hấp thu canxi và phốt-pho, hỗ trợ sự hình thành xương chắc khỏe và chống còi xương.

Nhu cầu khuyến nghị: 10mcg/ngày hoặc 400 IU/ ngày

Vitamin E có tác dụng bảo vệ vitamin A và các a-xít béo thiếu yếu khác, ngăn chặn vỡ mô.

Nhu cầu khuyến nghị: 5mg/ngày (alpha-tocopherol) hoặc 7,5 IU/ngày

Vitamin K có tác dụng giúp đông máu. Lượng Vitamin K cần được bổ sung bằng cách tiêm ngay khi sinh vì sữa mẹ chỉ chứa một hàm lượng vitamin K rất nhỏ.

Nhu cầu khuyến nghị: 2.5mcg/ngày.

Zinc (Kẽm) làm tăng hệ miễn dịch, giúp lành vết thương và điều hòa sự hình thành máu, xương, mô. Sau chất sắt, kẽm là kim loại dồi dào nhất trong não bộ và rất cần thiết đối với sự phát triển cũng như hoạt động của hệ thần kinh trung ương.

Nhu cầu khuyến nghị: 3mg – 5mg/ngày.

Trên đây là nhu cầu khuyến nghị các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé từ 7 – 12 tháng tuổi.

Bên cạnh đó, các mẹ cần chú ý không hoặc rất hạn chế nêm muối vào thức ăn dặm vì bé đã được cung cấp đủ Na từ lượng Na trong sữa và nguồn nguyên liệu chế biến món ăn. Trong giai đoạn này, đừng vì bé đã có thể ăn dặm mà bỏ quên sữa mẹ nhé. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa mẹ tốt nhất đến 18-24 tháng tuổi. Nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của bé, hãy cho bé bú các loại sữa có công thức gần giống sữa mẹ như Optimum Gold chứa đạm Whey giàu Alpha Lactabumin giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu, tăng cân tốt; DA Gold và Dielac Alpha chứa sữa non Cholostrum giúp tăng sức đề kháng cho bé, mẹ nhen. Chúc bé của mẹ luôn khỏe mạnh nhé!